Đặt vòng tránh thai là gì ? quá trình đặt vòng tránh thai thế nào

Người tham vấn : Phòng khám Nam Định
Ngày viết : 04/11/2023

Đặt vòng tránh thai là một phương pháp giúp ngăn chặn nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Đây là biện pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn. Bởi những ưu điểm vượt trội của phương pháp mang lại. Đặt vòng tránh thai chị em cần biết. Cùng theo dõi chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về phương pháp ngừa thai này. Vòng tránh thai còn được gọi là dụng cụ cổ tử cung. Đây là một dụng cụ bằng nhựa, có hình chữ T có khả năng tránh sự thụ thai diễn ra. 

Đặt vòng tránh thai là gì

Đặt vòng tránh thai được gắn một vòng nhỏ ở dưới cùng hoặc bằng đồng được đặt vào trong lòng tử cung của chị em. Bằng thủ thuật chuyên môn tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Đặt vòng tránh thai là gì

Hiện nay phổ biến có hai loại vòng tránh thai phổ biến là vòng tránh thai đồng và vòng tránh thai nội tiết.

Vòng tránh thai hình chữ T chứa đồng: Dụng cụ dài khoảng 32mm đồng quấn quanh có thể dài đến 10cm. Có tác dụng thay đổi chất nhầy của tử cung giúp tiêu diệt tinh trùng. Khiến cho tinh trùng di chuyển chậm hơn, ngăn trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ tinh.

Vòng tránh thai nội tiết: Cấu tạo bởi nguyên liệu Sulfate Barium. Chiều dài của vòng cũng là 32mm, bên trong ống trụ có chứa 52mg levonorgestrel. Đây là hoạt chất tạo hiệu quả tránh thai cao.

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai

Với tác dụng ngăn cản quá trình thụ thai được diễn ra, vòng tránh thai hoạt động dựa trên cơ chế sau:

Đặt vòng tránh thai ở trong buồng tử cung để ngăn cản trứng đã được thụ tinh không thể di chuyển về tử cung và làm tổ. Vòng tránh thai sẽ tạo ra một môi trường bất lợi cho phôi nang. Hoặc cản trở không cho phôi thai có cơ hội tiếp cận và bám vào niêm mạc cổ tử cung để làm tổ.

Trên bề mặt của vòng tránh thai có các tế bào bạch cầu làm nhiệm vụ phá hủy. Hoặc ngăn cản phôi làm tổ và tống phôi thai ra khỏi buồng tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt.

Đặt vòng tránh thai có gắn thêm đồng sẽ dùng ion đồng để tác động lên các enzym tham gia vào quá trình xâm nhập vào niêm mạc tử cung. Khiến cho phôi thai không thể di chuyển về làm tổ trong tử cung.

Bên cạnh đó, các ion đồng còn được giải phóng mỗi ngày để ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng. Khiến thay đổi chất nhầy âm đạo cho quá trình thụ thai không thể diễn ra.

Những loại vòng tránh thai nội tiết có chứa hormone progesterone. Sẽ khiến tăng độ quánh của chất nhầy ở tử cung, tinh trùng cũng sẽ khó xâm nhập để thụ thai được.

Tóm lại: Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai là gây ra phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung. Đồng thời làm thay đổi cấu trúc sinh hóa của tế bào nội mạc. Từ đó khiến tinh trùng và trứng không có điều kiện thuận lợi để xảy ra quá trình thụ tinh mang thai.

Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai được rất nhiều chị em lựa chọn để tránh mang thai ngoài ý muốn. Vòng tránh thai thường được làm từ chất liệu nhựa dẻo hoặc đồng. Bác sĩ sẽ đặt vòng tránh thai vào tử cung của phụ nữ để ngăn tinh trùng gặp trứng và ngăn trứng làm tổ trong tử cung.

So với những cách phòng thai như dùng thuốc, dùng bao cao su, cấy que tránh thai….Thì khi đặt vòng tránh thai có những ưu điểm vượt trội như:

Ưu điểm đặt vòng tránh thai

Khi thực hiện đặt vòng tránh thai sẽ có những ưu điểm nổi bật như:

  • Đặt vòng tránh thai mang lại hiệu quả ngừa thai cao. Có tác dụng ngay sau khi đặt và kéo dài hiệu quả từ 5 -10 năm tùy hạn sử dụng của từng chất liệu của loại vòng.
  • Hiệu quả của vòng tránh thai có thể giảm dần theo thời gian tuy nhiên rất ít. Ví dụ như năm đầu sử dụng thì khả năng mang thai sẽ là 0 – 0,2%. Tuy nhiên, khoảng 5 năm sau, khả năng có thai là 0,5 -1,1%. Vì thế có thể cho thấy hiệu quả ngừa thai là vô cùng cao.
  • Không chỉ có tác dụng ngừa thai mà nếu khi muốn có thai trở lại. Chị em chỉ cần đến cơ sở chuyên khoa để thực hiện tháo vòng. Như vậy sẽ có thể mang thai ngay sau đó.
  • Sau sinh khoảng 6 – 8 tuần, chị em có thể đặt vòng tránh thai mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe hay chất lượng sữa cho con bú.
  • Đời sống tình dục của hai vợ chồng cũng hoàn toàn không bị ảnh hưởng khi thực hiện đặt vòng tránh thai.
  • Vòng tránh thai còn giúp chị em giảm lượng kinh nguyệt mất đi mỗi tháng. Hỗ trợ điều hòa lại kinh nguyệt.
  • Chi phí để thực hiện đặt vòng tránh thai không quá cao. 

Nhược điểm khi đặt vòng tránh thai

Bên cạnh những ưu điểm bất ngờ khi đặt vòng để tránh thai thì cũng sẽ tồn tại một số nhược điểm như:

  • Khi thực hiện đặt vòng tránh thai có thể làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Tăng tiết dịch âm đạo, dịch nhầy cổ tử cung khiến cho vùng kín của chị em thường xuyên bị ẩm ướt. Gây khó chịu, dễ bị viêm nhiễm.
  • Ở thời kỳ đầu tiên sau khi đặt vòng tránh thai chị em sẽ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Có thể bị rong kinh, vô kinh, kinh nguyệt ra ít.
  • Một số tác dụng phụ không mong muốn như: Buồn nôn, đau tức ngực, nhức đầu, nổi mụn trứng cá… Các triệu chứng thường gặp sau khi đặt vòng tránh thai và không tồn tại quá lâu. Vì thế mà chị em không cần phải lo lắng.

Một số tác dụng phụ sau khi đặt vòng tránh thai

Sau khi đặt vòng tránh thai cũng sẽ có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ như:

  • Có thể bị rong kinh, đau bụng và khí hư ra nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sau khi đặt vòng xong, một số chị em sẽ có cảm giác bị chuột rút, hơi đau lưng hoặc đau đầu.
  • Co thắt tử cung, đau âm ỉ vùng bụng dưới, vùng kín.

Đặt vòng tránh thai là thủ thuật không quá phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh trường hợp bị viêm nhiễm, đặt lệch vòng…Chị em cần đến cơ sở chuyên khoa uy tín để thực hiện.

Quá trình đặt vòng tránh thai diễn ra thế nào

Quá trình đặt vòng tránh thai được thực hiện như thế nào? Điều mà không ít chị em quan tâm. Việc nắm được các bước sẽ giúp quá trình đặt vòng được diễn ra thuận lợi.

Quy trình đặt vòng tránh thai được thực hiện tuần tự theo các bước:

Bước 1: Trước khi đặt vòng tránh thai

Việc đặt vòng tránh thai có thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong nếu người phụ nữ đang bị các bệnh viêm nhiễm. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nặng hơn vùng chậu, gây viêm dính vòi trứng, dẫn đến vô sinh sau này. Vì vậy, trước khi thực hiện thủ thuật, người phụ nữ sẽ được thăm khám phụ khoa để đảm bảo bạn có đủ điều kiện sức khỏe để làm thủ tục.

Trong trường hợp chị em bị viêm nhiễm, mắc các bệnh phụ khoa, bệnh xã hội lây qua đường tình dục… Cần phải được điều trị triệt để trước khi thực hiện đặt vòng.

Bước 2: Quá trình đặt vòng tránh thai

Bác sĩ vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng thuốc sát trùng để tránh nguy cơ nhiễm trùng chéo.

Vòng được gấp nhỏ lại và đặt vào trong một cái ống có piston bằng chất dẻo rất nhỏ. Có đường kính bằng que diêm, đưa vào cổ tử cung của người phụ nữ.

Bác sĩ ấn vào piston, đẩy vòng tránh thai vào hốc tử cung và vòng mở ra.

Bác sĩ tiến hành rút ống ra và cắt sợi dây ( bác sĩ sẽ để lại 1 đoạn dây dài khoảng 5cm bên ngoài cổ tử cung)

Bước 3: Sau khi đặt vòng tránh thai

Kết thúc quá trình đặt vòng tránh thai bác sĩ sẽ vệ sinh lại bộ phận sinh dục một lần nữa. Dặn dò cách chăm sóc vùng kín sau khi đặt vòng để tránh nhiễm trùng. Đặt hẹn tái kiểm tra lại sau khi đặt vòng để chắc chắn vòng không bị lệch.

Sau khi thực hiện đặt vòng tránh thai cần lưu ý một số vấn đề sau:

Ngay sau khi đặt vòng, người phụ nữ nên nằm nghỉ ngơi ít nhất 1 tiếng đồng hồ.

Không làm việc nặng nhọc sau khi đặt vòng ít nhất 1 tuần.

Không nên ngâm mình trong nước trong thời gian dài.

Nên tránh quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần sau khi đặt vòng tránh thai.

Nếu đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Nam Định chị em có thể đến phòng khám đa khoa Bảo Việt Nam Định. Địa chỉ số 456 Trần Hưng Đạo, P .Quang Trung, TP. Nam Định, T. Nam Định để được hỗ trợ làm thủ thuật đặt vòng tránh thai bằng phương pháp tân tiến.

Hy vọng rằng với chia sẻ trên đây phần nào giúp chị em hiểu hơn về đặt vòng tránh thai. Nếu còn vấn đề gì băn khoăn hãy nhấn vào hộp thoại chat để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp tường tận.

Điểm trung bình: 10/10 (282 lượt đánh giá)